CÁC LOẠI GIÀN GIÁO ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT 2024
Các loại giàn giáo trong xây dựng luôn là chủ đề được các nhà thầu săn đón và tìm hiểu. Hãy cùng khám phá ngay thông tin dưới đây để cập nhật 4+ loại giàn tốt.
Hiện nay, để có thể phục vụ tốt quy trình xây dựng, đã có rất nhiều các loại giàn giáo được ra đời. Tùy vào mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Người sử dụng cần phải nắm rõ chức năng cũng như cấu tạo để lựa chọn hệ giàn phù hợp. Trong nội dung dưới đây, giàn giáo Toàn Lợi sẽ chia sẻ đến bạn một số loại giàn thông dụng nhất.
Quy chuẩn của các loại giàn giáo hiện nay
Để lựa chọn được hệ thống giàn giáo chất lượng nhất, bạn có thể căn cứ vào một vài quy chuẩn cụ thể dưới đây:
- Khoảng cách khung phải thích hợp với tải trọng tác dụng lên.
- Chân khung sắt móng phải được trang bị thêm chân để đặt và điều chỉnh tại giá đỡ chống lún.
- Tại những điểm dễ bị bật gốc, khung giàn giáo cần được khóa thẳng đứng với nahu bằng bu lông để đảm bảo sự bền chắc, không bị rung lắc.
- Các phụ kiện và khung giàn phải kiểm tra định kỳ. Những bộ phận có nguy cơ hỏng hóc cần được thay thế ngay lập tức để tránh rủi ro.
Các bộ phận trên khung giàn giáo
Mỗi bộ phận cấu tạo đều có vai trò quan trọng để đảm bảo sự bền chắc của hệ thống giàn. Việc nắm rõ được chức năng của từng bộ phận sẽ giúp bạn lắp đặt và sử dụng các loại giàn giáo hiệu quả.
Khung chính
Đây có thể được xem là bộ phận quan trọng nhất của giàn. Chúng có nhiệm vụ chịu lực và góp phần tạo nên cấu trúc tổng thể. Một vài nguyên liệu phổ biến thường được dùng để sản xuất khung chính đó là:
- Thép: Ưu điểm lớn nhất là độ bền cao, chịu tải tốt.
- Nhôm: Nhẹ, di chuyển thuận tiện.
- Hợp kim: Thích hợp với các công trình đặc biệt.
Hình dạng khung chính có thể là chữ H hoặc I với thiết kế linh hoạt để tháo ghép dễ dàng. Thanh ngang và thanh đứng tại khung được liên kết nhờ những mối nối chuyên dụng.
Chân đế
Chân đế hay còn gọi là Kích tăng giàn giáo chính là phần nối giữa khung với mặt đất. Các kiểu chân đế thường gặp bao gồm:
- Chân đế cố định: Cố định chặt vào mặt đất, tạo sự ổn định hiệu quả.
- Chân đế điều chỉnh: Người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh độ cao theo ý muốn.
- Chân đế xoay: Hỗ trợ giàn xoay theo nhiều hướng khác nhau.
Sàn thi công
Đây là vị trí mà người công nhân sẽ đứng làm việc trực tiếp. Chúng yêu cầu độ an toàn và linh hoạt cao. Hiện nay, có 3 loại sàn thi công chính cụ thể là:
- Sàn gỗ: Nhẹ, thuận tiện cho quá trình thi công. Tuy nhiên, rất dễ bị mối hay mọt do điều kiện thời tiết bất lợi.
- Sàn kim loại: Có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, nhưng khối lượng lớn và có độ trơn.
- Sàn composite: Đây là loại sàn tốt nhất hiện nay và được sử dụng đông đảo.
Các trang bị khác
Ngoài những bộ phận chính trên, giàn giáo xây dựng còn được trang bị thêm một số bộ phận khác có thể kể đến như:
- Lan can bảo vệ: Bảo vệ người lao động khỏi tình trạng rơi, ngã.
- Tấm chắn chân: Ngăn các vật dụng thi công rơi xuống phía dưới.
- Cầu thang và thang leo: Hỗ trợ người lao động di chuyển dễ dàng giữa các tầng giáo.
Điểm danh các loại giàn giáo đang thịnh hành
Các loại giàn giáo là công cụ quan trọng không thể thiếu trong xây dựng. Chúng có vai trò hỗ trợ công nhân thực hiện các công việc một cách an toàn, hiệu quả. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu ngay đến bạn một vài loại giàn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Giàn giáo Khung
Giàn giáo khung được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng hiện nay. Cấu tạo gồm có khung giàn, kích, giằng chéo, pallet, cây chống, cầu thang. Giàn giáo khung có 2 loại đó là nhúng kẽm và sơn dầu.
Kết cấu của cả 2 sản phẩm đều như nhau. Tuy nhiên, loại nhúng kẽm thường có độ bền cao hơn so với sơn dầu. Ngoài ra, để có thể đáp ứng tốt nhu cầu công trình, giàn giáo khung có nhiều kích thước khác nhau. Trong đó có 900mm, 1200mm, 1530mm, 1250x1700mm.
Hệ thống giàn giáo dạng khung có nhiều ưu điểm phải kể đến như:
- Thiết kế đơn giản, lắp đặt và di chuyển nhanh chóng, dễ dàng.
- Thích hợp với nhiều kiểu công trình khác nhau.
- Giá thành hợp lý, phải chăng.
xem thêm : GIÀN GIÁO KHUNG
Giàn giáo Pal
Giàn Pal còn được gọi với tên khác là giàn loại A hay giàn hôn mê. Chúng thích hợp để sử dụng cho các công trình như cầu đường. So với các loại giàn giáo khác, giàn Pal sở hữu khả năng chịu tải lớn.
Các điểm mạnh có ở giàn giáo Pal đó là:
- Giàn được cấu tạo từ nhiều khung tam giác liên kết với nhau thành các ô tứ giác chắc chắn.
- Được sản xuất từ các nguyên liệu cao cấp giúp tăng khả năng chịu lực.
- Đây là thiết bị lý tưởng để chống đỡ sàn có diện tích lớn.
Giàn giáo Ringlock
Giàn giáo Ringlock hay giàn đĩa có hình dạng giống với chiếc pallet đĩa. Chúng được sử dụng nhiều tại các nước châu Âu. Trong những năm gần đây, giàn Ringlock đã có mặt tại Việt Nam và được đông đảo các nhà thầu lựa chọn.
Ưu điểm của giàn giáo Ringlock:
- Có các thanh giằng chéo ở giữa khung để tăng khả năng chống đỡ, chịu lực.
- Sử dụng cho các công trình trọng điểm.
- Cấu tạo đơn giản, tháo lắp dễ dàng.
xem thêm: GIÀN GIÁO RINGLOCK
Giàn giáo Nêm
Giàn giáo nêm là trợ thủ đắc lực cho quy trình thi công đổ sàn, dầm,… Giàn gồm 2 loại chính đó là mạ kẽm và sơn. Cấu tạo của hệ giàn gồm có kích, trụ, thanh giằng.
Các điểm mạnh của giàn giáo nêm:
- Sở hữu khả năng chịu tải lớn nên được sử dụng để chống sàn và đổ bê tông.
- Chi phí đầu tư tương đối rẻ.
xem thêm: GIÀN GIÁO NÊM
Kết luận
Bài viết phía trên đã cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết về các loại giàn giáo và cấu tạo cụ thể. Để biết thêm nhiều điều hữu ích hơn, hãy theo dõi website của giàn giáo Toàn Lợi ngay hôm nay nhé.
Giàn giáo Toàn Lợi chuyên cung cấp các hệ giàn giáo và phụ kiện giàn giáo xây dựng với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Liên hệ ngay hotline: 0932.17.21.22 – 0932.18.21.22 để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ bạn đưa ra giải pháp cũng như chi phí tiết kiệm đầu tư cho công trình.
Theo quan điểm cá nhân mình cho rằng tương lai Giàn giáo Ringlock là một trong các loại giàn giáo được sử dụng nhiều ở hầu hết các công trình
GIÀN GIÁO TOÀN LỢI